PhD và ông sư

Làm tiến sĩ (PhD) với một ông sư có gì khác nhau và giống nhau? Trong mắt tôi nó có những điểm này


Đời ta sướng hay khổ

"Có muốn khổ thì hãy cứ tự hỏi đời ta sướng hay khổ"
Dale Canergie


Có nhiều lúc chúng ta băn khoăn, thấy rằng cuộc sống thực vất vả và khổ cực. Ta lại ngồi suy ngẫm,  như vậy thực ra đời mình sướng hay khổ? Bạn ạ, càng ưu tư ta càng thêm dằn vặt, phiền não, rồi ta lại suy tư thêm. Cái vòng xoáy ấy nó cuốn ta vào làm ta không thoát được.

Bạn có thấy những người bận rộn họ ngồi than thân trách phận không? Người lạc quan, tận tâm cho công việc không có dư thời gian mà suy xét xem đời họ khổ hay sướng.

Bởi thế đừng khổ tâm hỏi ta khổ hay ta sướng. Khi hỏi câu này, nghĩa là bạn đang bế tắc, trong công việc, trong tình yêu, hoặc trong quan hệ gia đình và bạn bè. Có điều, bạn hãy dừng suy nghĩ này lại.

Đừng để rỗi dãi làm hại bạn, hãy tìm công việc mà làm cho luôn tay luôn chân. Bạn thích cái gì? Hãy làm cái đó. Không biết mình thích cái gì ư? Tôi thử gợi ý cho bạn nhé

  • Công việc của bạn
  • Tham gia các tổ chức từ thiện
  • Vẽ, viết, chơi nhạc cụ
  • Sửa đồ trong nhà, đạp xe, leo núi

Và nhiều hoạt động có ích khác nữa. Chẳng việc gì phải tự dằn vặt mình.

Siêu nhân ăn mít

Có người khoe mình là siêu nhân, thích ăn mít. Vậy là ngồi vẽ mô tả nàng siêu nhân này.



Ăn đươc nhiều thì chỉ có làm đối thủ ngất vì cười thôi :v.
tuan8

Một giờ rỗi

Ngồi rỗi phác đại một cái hình lại ra hình này. Hình như không phải giáo viên mà cũng chả biết là nhân vật chính đang làm cái gì. Nhưng lại thấy hay hay nên cứ post đại lên. Có lẽ sự nghiệp mình thích liên quan tới truyền đạt một cái gì đó lung tung, chả đâu vào đâu.

Btw, mình đang theo con đường nghiên cứu. Cố gắng bám trụ vậy.

Khi lo lắng, hãy áp dụng ba quy tắc của Carnegie

Khi lo lắng bạn làm gì? Tôi thì đã từng cứ ngồi nghĩ làm sao để hết lo. Nhưng lan man càng nghĩ càng lo mà không đưa ra được giải pháp nào hết. Rồi tôi đọc được phương pháp 1 của Dale Carnegie 2, tôi đã áp dụng và rất nhiều lần giải quyết được vấn đề của tôi. Bạn thử xem sao nhé.

Ba quy tắc

  1. Sống ngày nào cách biệt ngày ấy, cách biệt hẳn với ngày hôm trước và ngày hôm sau. Đừng lo về tương lai, cứ nghĩ đến ngày hôm nay thôi.
  2. Khi ưu phiền về tình huống gì bạn hãy tự hỏi:
    • Nếu không giải quyết được thì cái tai hại nhất có thể xảy ra là gì?
    • Nhận trước cái tai hại ấy nếu cần.
    • Bình tĩnh xem xét xem có cách nào cải thiện được tình thế đó không.
  3. Ưu phiền tàn phá sức khoẻ của bạn. Không biết thắng ưu phiền sẽ chết sớm.

Thực hành ba quy tắc ấy như thế nào

Cuộc sống có ý nghĩa hay không

Đa phần chắc ai cũng phân vân về mục đích của cuộc sống và muốn đi tìm cái ý nghĩa của cuộc sống đó. Tuy nhiên ta lại không để ý xem cuộc sống nó có ý nghĩa hay không đã.

Học giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng:1

"Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng của mỗi người"

Theo ý hiểu của tôi thì tác giả muốn con người cố gắng sống có ích để tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống, vì đời sống vốn vô ý nghĩa.

Quan điểm của tôi lại hơi khác một chút. Tôi cho rằng cuộc sống luôn có ý nghĩa, chỉ có điều ta thấy nó hay không thôi. 

Đường Huyền Trang và hành trình về đất Phật

Huyền Trang tên thật là Trần Vĩ, sinh ra trong gia đình quyền quý khoảng thế kỉ 7, thời nhà Đường. Do thế sự bất ổn, vua chúa cai trị nhũng nhiễu làm ông chán ghét, ông sớm tìm đến Phật học ở tuổi 13.


Một bức ảnh mô tả Đường Huyền Trang [1]


Với trí tuệ và cái nhìn bác học của mình,

[Sách] Lợi mỗi ngày được một giờ

Sách "Lợi Mỗi Ngày được Một Giờ" do Nguyễn Hiến Lê dịch vào khoảng những năm 50 (khoảng 1956). Cuốn sách gốc là "How to Gain an Extra Hour Every Day" của Ray Josephs. Tôi đánh giá cuốn sách bình thường, có đọc bạn cũng nên đọc lướt mà thôi.

Bìa sách gốc và bản dịch được tái bản gần đây

Nhận xét

Tiêu đề sách giống như lôi kéo người đọc để được lợi mỗi ngày thêm một giờ, nhưng bản chất cuốn sách nói về tổ chức công việc. Công việc được sắp xếp, thực hiện có kế hoạch thì ta dư được nhiều thời gian.

Trong cuốn sách,

Phần mềm giúp tự động khóa máy tính bắt buộc chúng ta giải lao [Win]

Có lẽ có quá nhiều công việc trong thời hiện đại liên quan và sử dụng máy vi tính, khi giờ đây những chiếc máy tính mạnh mẽ được tận dụng giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, kết nối con người, chia sẻ thông tin v.v. Nhưng một trong những tác hại là chúng ta thường ngồi quá lâu trước máy vi tính. Tác hại của việc ngồi lâu trước máy tính thì khá nhiều, đây là một bài viết hay về những tác hại ấy: The health hazards of sititng. Tôi xin tóm tắt những tác hại ấy là: Bệnh tim mạch, ung thư ruột, tụy, đãng trí, đau lưng ...