Học giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng:1
"Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng của mỗi người"
"Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng của mỗi người"
Theo ý hiểu của tôi thì tác giả muốn con người cố gắng sống có ích để tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống, vì đời sống vốn vô ý nghĩa.
Quan điểm của tôi lại hơi khác một chút. Tôi cho rằng cuộc sống luôn có ý nghĩa, chỉ có điều ta thấy nó hay không thôi.
Ví như chị bán hàng hoa ở trên phố, có khi chị thấy cực lắm và thấy đời sống vô nghĩa. Nhưng khéo bày giỏ hàng một chút, chị sẽ tạo ra một góc đặc biệt, đẹp giản đơn mà hẳn nhiều người đi đường thấy điều đó lắm. Vậy là tuỳ góc nhìn mà cuộc sống luôn có ý nghĩa.
Ta luôn muốn tìm ra những cái ý nghĩa ấy để có đam mê hơn, hạnh phúc hơn trong công việc. Nhưng từ cái nhìn của bản thân có khi lại không thấy. Thế nên nếu có chưa tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống thì đừng chán nản, bởi nó hiện hữu trong chính ta và công việc hàng ngày của ta.
Hãy cố gắng cho công việc của mình, cố gắng lắng nghe từng hơi thở của cuộc sống, cố xếp những bông hoa một cách cẩn thận để chúng trở thành một góc đẹp của cuộc sống.
Hãy cố gắng cho công việc của mình, cố gắng lắng nghe từng hơi thở của cuộc sống, cố xếp những bông hoa một cách cẩn thận để chúng trở thành một góc đẹp của cuộc sống.
1. Điều thứ nhất trong nhân sinh quan của học giả Nguyễn Hiến Lê, viết trong cuối sách "Đời Viết Văn của Tôi" - 1956 ↩
No comments:
Post a Comment